• cskh@mentalcare.vn
  • 0886510790

Rối loạn stress cấp tính (Acute Stress Disorder)

Rối loạn stress cấp tính Rối loạn stress cấp tính có thể hình thành sau khi một người tiếp xúc với một hoặc nhiều sự kiện sang chấn. Các triệu chứng có thể phát triển sau khi một cá nhân trải nghiệm trực tiếp hoặc chứng kiến một sự kiện stress đe dọa tính mạng hoặc chết chóc, thương tích nghiêm trọng, hoặc bị xâm hại thể chất, tình dục. Các triệu chứng bắt đầu hoặc nặng hơn sau khi sang chấn xảy ra và có thể kéo dài từ ba ngày đến một tháng.   Người ta ước tính rằng khoảng 5 đến 20 phần trăm những người trải qua sang chấn như tai nạn xe hơi, bị tấn công hoặc chứng kiến một vụ nổ súng hàng loạt sẽ hình thành rối loạn stress cấp. Và khoảng một nửa trong số đó tiến triển thành rối loạn stress sau sang chấn (PTSD). Chẩn đoán rối loạn stress cấp được để xác định những người mà sau này sẽ tiến triển thành rối loạn stress sau sang chấn. Tình trạng này được gọi là “sốc vỏ” từ thời Thế chiến I, dựa trên những điểm tương đồng giữa phản ứng của những người lính bị chấn động do nổ bom hoặc đạn pháo và những người chịu tổn thương hệ thống thần kinh trung ương. Gần đây, người ta nhận ra rằng bệnh nhân rối loạn stress cấp có thể biểu hiện các triệu chứng giống PTSD trong một thời gian ngắn ngay sau khi bị sang chấn. Sang chấn có cả định nghĩa y khoa và tâm thần. Về mặt y tế, sang chấn đề cập đến một chấn thương cơ thể nghiêm trọng, vết thương hoặc sốc và thuốc chấn thương được sử trong phòng cấp cứu. Trong tâm thần học, sang chấn đề cập đến một trải nghiệm đau đớn về mặt cảm xúc, đau khổ hoặc gây sốc, thường dẫn đến các hiệu ứng tinh thần và thể chất kéo dài. Nhìn chung, người ta tin rằng càng tiếp xúc trực tiếp với một sự kiện sang chấn, nguy cơ bị tổn thương tinh thần càng cao. Vì vậy, trong một vụ nổ súng ở trường học sinh bị thương có thể sẽ bị ảnh hưởng tâm lý nặng nề nhất, và học sinh nhìn thấy bạn cùng lớp bị bắn hoặc bị giết có khả năng bị ảnh hưởng nhiều hơn so với học sinh ở một khu vực khác trong trường khi bạo lực xảy ra. Ngay cả tiếp xúc gián tiếp với bạo lực cũng có thể gây sang chấn. Vì lý do này, tất cả trẻ em và thanh thiếu niên tiếp xúc với bạo lực hoặc thảm họa, ngay cả khi chỉ thông qua các hình ảnh cũng vẫn nên được theo dõi các dấu hiệu cảm xúc. Triệu chứng Rối loạn căng thẳng cấp tính có thể được chẩn đoán khi các triệu chứng kéo dài tối thiểu ba ngày và kéo dài không quá một tháng sau khi trải qua chấn thương. Nếu các triệu chứng kéo dài sau một tháng, chẩn đoán đổi thành rối loạn stress sau sang chấn. Theo DSM-5, các triệu chứng rối loạn stress cấp rơi vào năm loại:
  • Các triệu chứng xâm chiếm: Các ký ức đau khổ tự nhiên tràn về không theo kiểm soát hoặc giấc mơ đau khổ tái phát
  • Các triệu chứng tâm trạng tiêu cực: Không có khả năng trải nghiệm những cảm xúc tích cực, chẳng hạn như hạnh phúc hoặc tình yêu
  • Các triệu chứng phân ly: Thấy thời gian chậm lại, nhìn bản thân từ góc nhìn của người ngoài cuộc, sững sờ
  • Triệu chứng tránh né: Tránh tránh ký ức, suy nghĩ, cảm xúc, con người hoặc những nơi liên quan đến sang chấn
  • Triệu chứng kích thích: Khó ngủ, hành vi cáu kỉnh hoặc khó tập trung
Những người mắc chứng rối loạn căng thẳng cấp tính cũng có thể trải qua cảm giác tội lỗi rất lớn về việc không thể ngăn ngừa sang chấn hoặc không thể thoát khỏi sang chấn nhanh hơn. Các cơn hoảng loạn là phổ biến trong vòng một tháng sau sang chấn. Trẻ bị rối loạn stress cấp cũng có thể gặp phải lo lắng liên quan đến việc tách rời khỏi những người chăm sóc. Nguyên nhân Một người phải tiếp xúc với một sự kiện sang chấn có nguy cơ bị rối loạn stress cấp tính. Không rõ tại sao chỉ có một tỷ lệ nhỏ người tiếp xúc sang chấn hình thành rối loạn stress. Các cá nhân có thể có nguy cơ mắc chứng rối loạn stress cao hơn nếu trước đó họ được chẩn đoán mắc rối loạn tâm thần, cảm thấy sự kiện sang chấn là rất nghiêm trọng, có cách đối phó kiểu tránh né khi gặp nạn hoặc có tiền sử sang chấn trước đó. Phụ nữ có nhiều khả năng hình thành rối loạn stress cấp tính hơn nam giới. Cơ thể có một phản ứng sinh lý đáp ứng với stress cấp tính. Khi nhận thấy một sự kiện đáng sợ hoặc nguy hiểm, cơ thể sẽ phản ứng tự động hướng đến việc đối mặt với mối đe dọa, đóng băng hoặc chạy trốn khỏi mối đe dọa. Đặc điểm nổi bật của phản ứng căng thẳng cấp tính là sự gia tăng gần như tức thời của nhịp tim, huyết áp, đổ mồ hôi, thở và trao đổi chất, và căng cơ. Tăng cường cung lượng tim và chuyển hóa nhanh giúp hành động nhanh hơn. Về mặt tâm lý, tang sự chú ý tập trung vào mối đe dọa. Sau khi mọi người trải qua chấn thương, họ có thể cảnh giác cao hơn đối với các mối đe dọa mới và nhận thấy luôn có các mối đe dọa trong môi trường của họ dựa trên mối nguy hiểm giả định, do đó họ phản ứng căng thẳng thường xuyên hơn trước. Điều trị: Liệu pháp hành vi nhận thức (CBT) là phương pháp điều trị thành công nhất trong việc chống lại chứng rối loạn stress cấp tính. CBT có hai thành phần chính. Đầu tiên, nó nhằm mục đích thay đổi nhận thức hoặc mô hình suy nghĩ về sự cố đau thương. Thứ hai, nó cố gắng thay đổi hành vi trong các tình huống gây lo lắng. Liệu pháp hành vi nhận thức không chỉ làm giảm các triệu chứng rối loạn stress cấp tính, mà còn cố gắng ngăn chặn hình thành PTSD. Hỗ trợ tâm lý ngay sau khi sang chấn để những người bị sang chấn có thể “nói ra tất cả”. Trong khi một số người cho thấy sự can thiệp như vậy là hữu ích, những người khác cảm thấy như bị tái chấn thương do nói về tình huống ban đầu khiến họ đau khổ. Thuốc hướng tâm thần có thể hỗ trợ với các triệu chứng lo âu và tăng cảnh giác. Ngoài ra, các chiến lược giảm căng thẳng, chẳng hạn như các kỹ thuật chánh niệm và thư giãn, có thể giúp mọi người đối phó và cuối cùng giảm các triệu chứng rối loạn stress cấp tính, và ngăn ngừa các rối loạn stress cấp tính trong tương lai

Leave a comment

Liên hệ với chúng tôi
Gọi cho chúng tôi