• cskh@mentalcare.vn
  • 0886510790

Lời khuyên khi đi khám tại bác sĩ tâm thần

Những vấn đề về sức khỏe tâm thần đang ngày càng phổ biến trong xã hội hiện tại, trước đây người ta thường quan niệm người bệnh tâm thần là những người hoàn toàn không làm chủ được hành vi, quậy phá gây rối. Tuy nhiên hiện tại những hiểu biết về sức khỏe tâm thần trong người dân đã được nâng cao rõ rệt, người dân đi khám sức khỏe tâm thần vì có biểu hiện lo âu quá mức, buồn chán, mất ngủ, hoặc những trẻ em tăng động, kém tập trung trong học tập, những người già suy giảm trí nhớ…cho thấy rằng chuyên ngành tâm thần đang càng ngày càng có tầm ảnh hưởng rộng rãi Một số vấn đề cần lưu ý dành cho người bệnh khi đi thăm khám tại một bác sĩ tâm thần nhằm giúp người bệnh có một buổi thăm khám đạt được hiệu quả cao, khi ra về cảm thấy hài lòng với buổi khám bệnh.  

1, Bác sĩ tâm thần sẽ khám như thế nào?

Thông thường một bác sĩ khám tâm thần sẽ cần khoảng 30 – 60 phút mỗi buổi khám tùy mức độ phức tạp của người bệnh. Bác sĩ tâm thần sẽ lắng nghe và thảo luận với bạn về những vấn đề bạn đang quan tâm hoặc về các triệu chứng của bạn, sau đó bác sĩ sẽ hỏi những câu hỏi về sức khỏe nói chung, hỏi về tiền sử bệnh của gia đình bạn, kiểm tra sức khỏe cơ bản như kiểm tra mạch, huyết áp, và sau đó có thể yêu cầu bạn làm một số bảng hỏi trắc nghiệm tâm lý. Như vậy có thể thấy gần như buổi khám chỉ là cuộc nói chuyện giữa bác sĩ và khách hàng. Sau khi phân tích triệu chứng, bác sĩ sẽ dựa vào bộ tiêu chuẩn chẩn doán các rối loạn tâm thần để phân loại rối loạn của người bệnh. Việc chụp CT, đo điện não…có rất ít giá trị trong chẩn đoán các rối loạn tâm thần và thường là không cần thiết.

2, Khách hàng cần chuẩn bị cho buổi khám đầu tiên những gì?

Cảm thấy lo lắng trong buổi khám đầu tiên là bình thường, nhiều người bệnh hẹn khám nhưng đến buồi hẹn cảm thấy quá lo lắng nên muốn hủy hẹn. Để giảm lo lắng trong buổi hẹn đầu tiên, bạn nên gọi điện trước cho bác sĩ nhờ tư vấn trước lịch khám như thế nào là thuận lợi và tuân thủ theo lịch đó. Thường các bác sĩ có thể tư vấn miễn phí trên điện thoại nhưng chỉ trả lời được những câu hỏi ngắn, nhanh chứ không thể tư vấn rõ ràng như khi bạn tới khám. Bạn nên chuẩn bị giấy bút ghi lại những triệu chứng mình gặp, những câu hỏi mình đang cần hỏi bác sĩ để tránh tình trạng về tới nhà mới nghĩ ra mình muốn hỏi gì. Trong buổi khám, bạn nên trả lời thành thật các câu hỏi của bác sĩ, tự nhiên thể hiện cảm xúc của mình, bác sĩ không chỉ dựa vào câu hỏi mà còn quan sát nét mặt của bạn để phục vụ cho chẩn đoán.

3, Về việc dùng thuốc

Kết thúc buổi khám, có thể bác sĩ sẽ kê đơn thuốc cho bạn. Một bác sĩ tốt bao giờ cũng kê đơn với tên thuốc đầy đủ, rõ ràng, giải thích cho người bệnh tại sao cần dùng thuốc đó, thuốc đó có tác dụng gì, cơ chế hoạt động như thế nào, có thể gặp những tác dụng phụ gì, theo dõi tác dụng phụ ra sao và cần làm gì nếu gặp tác dụng phụ. Nếu bạn có bất cứ câu hỏi nào về thuốc hãy trực tiếp hỏi bác sĩ của mình để được giải thích, không nên tra cứu các thông tin trên mạng rất dễ gây hiểu sai và gây hoang mang khi dùng thuốc.  

Leave a comment

Liên hệ với chúng tôi
Gọi cho chúng tôi