• cskh@mentalcare.vn
  • 0886510790

Rối loạn lo âu

Tổng quan
Lo lắng là một phần bình thường của cuộc sống. Tuy nhiên, những người bị rối loạn lo âu thường xuyên lo lắng và sợ hãi quá mức, dai dẳng về các tình huống hàng ngày. Thông thường, rối loạn lo âu biểu hiện là cảm giác lo lắng dữ dội lặp đi lặp lại và hoảng sợ đột ngột lên đến đỉnh điểm trong vòng vài phút (cơn hoảng sợ).
Những cảm giác lo lắng và hoảng sợ này gây cản trở các hoạt động hàng ngày, khó kiểm soát, không phù hợp với mức độ nguy hiểm trong thực tế, và kéo dài dai dẳng. Bệnh nhân thường tránh né những tỉnh huống hoặc các địa điểm dễ gây cảm giác lo âu.
Ví dụ về rối loạn lo âu bao gồm rối loạn lo âu lan tỏa, rối loạn lo âu xã hội (ám ảnh xã hội), ám ảnh sợ đặc hiệu và rối loạn lo âu phân ly. Bạn có thể mắc nhiều hơn một chứng rối loạn lo âu.
Triệu chứng
Các dấu hiệu và triệu chứng lo lắng phổ biến bao gồm:
– Cảm thấy lo lắng, bồn chồn hoặc căng thẳng
– Có cảm giác nguy hiểm sắp xảy ra, hoảng sợ hoặc sợ chết
– Tăng nhịp tim
– Thở nhanh (tăng thông khí)
– Đổ mồ hôi
– Run rẩy
– Cảm thấy yếu hoặc mệt mỏi
– Khó tập trung hoặc suy nghĩ về bất cứ điều gì khác ngoài nỗi lo hiện tại
– Khó ngủ
– Gặp phải các vấn đề về đường tiêu hóa: đầy chướng bụng, trào ngược dạ dày, hội chứng ruột kích thích
– Khó kiểm soát lo lắng
– Có mong muốn tránh những thứ gây ra lo lắng
Một số loại rối loạn lo âu thường gặp:
Sợ khoảng rộng: là một loại rối loạn lo âu khiến bạn sợ hãi và thường tránh những nơi hoặc tình huống có thể khiến bạn hoảng sợ và khiến bạn cảm thấy bị mắc kẹt: như thang máy, hầm, trung tâm thương mại, máy bay…
Rối loạn lo âu do một tình trạng bệnh lý: bao gồm các triệu chứng lo lắng hoặc hoảng sợ dữ dội nguyên nhân do mắc một bệnh nào đó về cơ thể
Rối loạn lo âu lan tỏa: bao gồm lo lắng dai dẳng và quá mức về các sự việc thường ngày (kinh tế, sức khỏe, an toàn của bản thân và người thân…). Sự lo lắng không phù hợp với hoàn cảnh thực tế, khó kiểm soát và ảnh hưởng đến thể chất. Nó thường xảy ra cùng với các rối loạn lo âu hoặc trầm cảm khác.
Rối loạn hoảng sợ: bao gồm các cơn lo lắng dữ dội, hoảng loạn lặp đi lặp lại, lên đến đỉnh điểm trong vòng vài phút (cơn hoảng sợ). Bạn có thể có cảm giác sắp chết, khó thở, đau ngực hoặc tim đập nhanh, thình thịch. Bệnh nhân thường lo lắng sợ cơn này quay lại hoặc tránh những tình huống mà có thể xảy ra cơn.
Câm có chọn lọc: là tình trạng trẻ em không nói được trong một số tình huống nhất định, chẳng hạn như ở trường học, tuy nhiên chúng  vẫn có thể nói trong các tình huống khác, chẳng hạn như ở nhà với các thành viên thân thiết trong gia đình. Điều này có thể ảnh hưởng đến hoạt động của trường học, công việc và xã hội.
Rối loạn lo âu chia ly: là một chứng rối loạn thời thơ ấu được biểu hiện là sự lo lắng quá mức đối về việc phải xa cách cha mẹ hoặc những người chăm sóc khác
Rối loạn lo âu xã hội: (ám ảnh sợ xã hội) lo lắng, sợ hãi và né tránh các tình huống xã hội do cảm giác xấu hổ, tự ti và lo lắng về việc bị người khác đánh giá hoặc phán xét.
Sợ đặc hiệu: Sợ quá mức khi tiếp xúc với một đối tượng hoặc tình huống cụ thể và muốn tránh né (sợ nhện, sợ bóng tối, sợ kim tiêm). Chứng ám ảnh gây ra các cơn hoảng sợ ở một số người.
Rối loạn lo âu do chất gây nghiện: được đặc trưng bởi các triệu chứng lo lắng hoặc hoảng sợ dữ dội là hệ quả trực tiếp của việc lạm dụng ma túy, hoặc khi cai nghiện ma túy.
Rối loạn lo âu khác và rối loạn lo âu không xác định: là các thuật ngữ chỉ chứng lo âu hoặc ám ảnh không đáp ứng các tiêu chí chính xác cho bất kỳ rối loạn lo âu nào  nhưng đủ gây ảnh hưởng cuộc sống.
Khi nào đến gặp bác sĩ
Bạn cảm thấy mình đang lo lắng quá nhiều và ảnh hưởng đến công việc, các mối quan hệ hoặc các phần khác trong cuộc sống của bạn
Nỗi sợ hãi, lo lắng làm bạn khó chịu và khó kiểm soát
Bạn cảm thấy chán nản, phải tìm đến rượu hoặc ma túy
Sự lo lắng của bạn có thể liên quan đến một vấn đề sức khỏe thể chất
Bạn có ý nghĩ hoặc hành vi tự sát – nếu rơi vào trường hợp này, hãy đi cấp cứu ngay lập tức
Những lo lắng của bạn không tự hết và chúng có thể trở nên nặng hơn theo thời gian nếu bạn không tìm đến bác sĩ. Hãy đến gặp bác sĩ hoặc nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe tâm thần trước khi tình trạng lo lắng của bạn trở nên tồi tệ hơn. Điều trị từ sớm sẽ dễ dàng hơn
Ths. Bs Đàm Văn Đức
Zalo: 0943493235

Leave a comment

Liên hệ với chúng tôi
Gọi cho chúng tôi